Không có tên trong di chúc có được hưởng thừa kế không?

Không có tên trong di chúc có được hưởng thừa kế không?

Không có tên trong di chúc có được hưởng thừa kế không? Di chúc là sự thể hiện ý chỉ của cá nhân nhằm để lại tài sản của mình cho người khác. Không ít người lầm tưởng khi người thân lập di chúc không để lại tài sản cho mình thì mặc nhiên bản thân sẽ không được quyền hưởng di sản. Điều này không hoàn toàn đúng. Vậy, hãy để Công ty Luật TNHH Nhung và Cộng sự xin chia sẻ với Quý bạn đọc các trường hợp vẫn được nhận di sản thừa kế mặc dù không có tên trong di chúc.

     1. Các trường hợp không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng di sản thừa kế

    Theo Bộ luật Dân sự 2015 thì người có tài sản có quyền lập di chúc hợp pháp để lại tài sản của mình cho bất cứ ai mà họ muốn. Vì vậy, không hiếm trường hợp cha mẹ lập di chúc để lại toàn bộ tài sản cho người ngoài mà không cho con cái bất cứ tài sản nào.

    Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp không có tên trong di chúc là không được nhận di sản thừa kế.

    Theo Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, bao gồm:

    • Con chưa thành niên (là người dưới 18 tuổi) của người để lại di sản;
    • Cha, mẹ, vợ, chồng của người để lại di sản;
    • Con thành niên mà không có khả năng lao động.

    Theo đó, cho dù người để lại di sản lập di chúc không để tên những người trên nhưng họ vẫn có quyền được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.

    Lưu ý: Nếu những người trên từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản do đã bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe người để lại di sản; Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản…thì sẽ không được quyền nhận di sản.

    2. Mức hưởng di sản của người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc

    Theo Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 thì người không có tên trong di chúc vẫn sẽ được hưởng phần di sản bằng ⅔ suất của một người thừa kế theo pháp luật.

    Ví dụ: Ông A 5 người con, cha mẹ và vợ đã mất. Trong đó có 01 người con chưa thành niên là ông B. Ông A có tổng tài sản là 1.000.000.000 đồng (sau khi đã trừ toàn bộ chi phí, thanh toán toàn bộ nghĩa vụ về tài sản) và lập di chúc để lại toàn bộ tài sản cho anh C là 01 trong 05 người của con ông A. Lúc này, ông C khởi kiện yêu cầu được hưởng di sản thừa kế theo Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 thì ông C sẽ được nhận ⅔ của một suất thừa kế. Một suất thừa kế được xác định như sau:

    Tổng tài sản của ông A là 1.000.000.000 đồng và hàng thừa kế thứ nhất của ông A là 05 người (05 người con). Vậy, nếu chia thừa kế theo pháp luật thì mỗi người con của ông A sẽ nhận 200.000.000 đồng. Tức, một suất thừa kế là 200.000.000 đồng. Khi đó, ⅔ của một suất thừa kế là 200.000.000 đồng x ⅔ = 133.333.333 đồng. Vậy, ông C khi nhận di sản theo diện không phụ thuộc vào nội dung di chúc sẽ được hưởng 133.333.333 đồng.

    3. Thủ tục khởi kiện yêu cầu được hưởng di sản 

    Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, gồm:

    • Đơn khởi kiện
    • Các giấy tờ quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại tài sản: Giấy khai sinh, chứng minh thư nhân dân…
    • Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế
    • Bản kê khai di sản
    • Giấy tờ về tài sản của người để lại di sản như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cổ phiếu…

    Bước 2: Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền

    Bước 3: Sau khi nhận đơn khởi kiện, hồ sơ khởi kiện thì Tòa án sẽ tiến hành các thủ tục để thụ lý vụ án và giải quyết.

    Trên đây là các thông tin cần thiết mà Công ty Luật TNHH Nhung và Cộng sự cung cấp tới quý bạn đọc liên quan đến vấn đề thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Nếu bạn vẫn còn những vướng mắc liên quan đến vấn đề trên hay có trăn trở về bất cứ lĩnh vực pháp lý nào, Quý Khách hàng hãy liên hệ ngay với Nhung và Cộng sự theo thông tin dưới đây. 

    Công ty Luật TNHH Nhung và Cộng sự

    Hotline: 0908 823 850

    Fanpage: Công ty Luật TNHH Nhung & Cộng sự

    Email: luatsuthachhuynhnhung@gmail.com

     

      
    Bài viết khác
    Viber
    Zalo
    Hotline